Virus dại
Một trong số những loại virus nguy hiểm nhất cần được nhắc đến chính là virus dại. Virus gây bệnh dại tồn tại suốt hơn một thế kỷ qua, đe dọa người dân trên khắp các châu lục. Chúng lây sang người thông qua nước bọt của loài vật trung gian nhiễm bệnh, chẳng hạn như chó, mèo, khỉ và dơi.
Virus Cúm
Bệnh cúm là một bệnh thường gặp ở nước ta, vì vậy nhiều người chủ quan khi mắc bệnh mà không biết rằng trên thế giới số người chết vì cúm còn cao hơn số người chết vì bệnh Ebola. Có rất nhiều chủng loại virus cúm, trong đó có những loại virus nguy hiểm đến tính mạng của con người, tiêu biểu như virus cúm gia cầm H5N1.
Coronavirus
Một trong số 10 loại virus nguy hiểm nhất trong thời gian gần đây là Coronavirus. Coronavirus gây nên Hội chứng Hô hấp vùng Trung Đông hay còn gọi là MERS (MERS-CoV), cùng họ với virus đã gây ra bệnh SARS vào năm 2003. Mức độ lây lan của MERS không như SARS nhưng độ nguy hiểm không kém, tỉ lệ tử vong rất cao, có thể lên đến 40%.
Virus viêm não Nhật Bản
Virus viêm não Nhật Bản gây nên bệnh cảnh viêm não siêu vi, thường gây tổn thương ở não, để lại di chứng thần kinh và tử vong cao. Biểu hiện chính của bệnh là có sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương bao gồm: nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn mửa, cứng cổ, lú lẫn, mất định hướng, thay đổi nhân cách, co giật, rối loạn nghe nói, ảo giác, mất trí nhớ, đờ đẫn, hôn mê,... Hiện nay đã có thuốc đặc trị loại virus này.
Rotavirus
Rotavirus là một trong những loại virus nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy nặng, nhập viện thậm chí tử vong ở trẻ nhỏ trên toàn cầu cũng như ở Việt Nam. Người bị nhiễm virus này có khả năng tử vong cao hơn rất nhiều lần so với những virus gây tiêu chảy các. Mầm bệnh sẽ ủ trong người 2 - 3 ngày và diễn biến nặng trong 5 - 7 ngày khiến người bệnh nôn mửa, tiêu chảy dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng. Nếu không sớm phát hiện và chữa trị thì khả năng sống rất thấp.
Virus Dengue
Nhiễm virus Dengue gây nên triệu chứng lâm sàng khác nhau tùy từng cá thể. Bệnh có thể chỉ biểu hiện như một hội chứng nhiễm virus không đặc hiệu hoặc bệnh lý xuất huyết trầm trọng và đưa đến tử vong. Có thể nói Dengue là một bệnh truyền nhiễm lây truyền do muỗi thường gặp nhất ở người. Trong những năm gần đây bệnh đã trở thành mối quan ngại lớn đối với sức khỏe cộng đồng trên bình diện quốc tế. Trên toàn thế giới có khoảng 2,5 tỷ người hiện đang sống trong vùng có lưu hành bệnh.
Virus Zika
Bệnh do virus Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi Aedes (muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết) gây ra, thời gian ủ bệnh từ 3 đến 12 ngày, 80% trường hợp nhiễm virus Zika không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nên rất khó phát hiện và hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu loại virus này. Đến nay, virus Zika chưa có thuốc điều trị đặc hiệu hay kháng sinh phòng bệnh. Người nhiễm virus Zika thường không có hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ, tương tự như dạng rất nhẹ của bệnh sốt xuất huyết. Zika có thể lây từ bà mẹ qua thai nhi. Điều này có thể dẫn đến chứng teo não ở trẻ sơ sinh và các biến chứng não nghiêm trọng khác.Cách phòng tránh duy nhất hiện nay là tiêu diệt muỗi, vệ sinh môi trường sống thường xuyên.
Virus Ebola
Bệnh do virus Ebola (từng được biết đến là bệnh Sốt xuất huyết do virus Ebola) là bệnh nguy hiểm, thường dẫn đến tử vong, với tỷ lệ tử vong lên đến 90%. Biểu hiện ban đầu của bệnh như: sốt, đau họng, đau cơ bắp, và nhức đầu. Sau đó thường xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, nôn ói, và tiêu chảy, kèm theo các chức năng gan và thận cũng bị suy giảm Bệnh tấn công người và động vật có vú (khỉ, gôrila, tinh tinh). Bệnh Ebola được phát hiện lần đầu vào năm 1976, với hai đợt bùng phát dịch xảy ra đồng thời, một ở một ngôi làng ven sông Ebola, Cộng hòa Dân chủ Công Gô, và một ở khu vực xa xôi hẻo lánh ở Sudan. Năm 2014, một lần nữa virut Ebola tấn công con người và trở thành đại dịch khủng khiếp nhất trên toàn thế giới. Ngày 26/12/2014, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo, số người chết do virus Ebola ở ba nước Tây Phi vùng dịch bao gồm Sierra Leone, Liberia và Guinea, đã tăng lên 7.693 người trong tổng số 19.695 trường hợp lây nhiễm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét